Kết thúc năm tài chính 2015, Sở Di trú Mỹ đã công bố các số liệu thống kê về đơn
I-526 và
I-829, phản ánh một cách đầy đủ bức tranh nhập cư Mỹ diện kinh tế trong năm vừa qua.
- 6.575 hồ sơ I-526 được nộp vào 3 tháng cuối năm tài chính, từ 01/07/2015 đến 30/09/2015, tương đương với 3,2 tỷ USD vốn đầu tư.
- 17.367 hồ sơ đang chờ xét duyệt tính đến thời điểm 30/09/2015, tương đương 8,68 tỷ USD vốn đầu tư.
- 8.756 hồ sơ đã được chấp thuận trong năm 2015, gấp đôi so với năm 2014 (4.926 hồ sơ). Trong năm 2008, con số này chỉ là 642 hồ sơ.
- Chỉ có 1.051 đơn I-526 bị từ chối, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số hồ sơ được chấp thuận. Trong năm 2014, có 1.169 đơn bị từ chối và 4.925 đơn chấp thuận, điều này cho thấy cánh cửa đến Mỹ đang ngày càng rộng mở cho nhiều nhà đầu tư.
- Chỉ có 1.067 đơn I-829 được chấp thuận trong năm 2015, ít hơn nhiều so với con số 1.603 hồ sơ của năm 2014. Đây là tín hiệu cho thấy Chính phủ Mỹ đang siết chặt việc cấp quyền thường trú vĩnh viễn cho nhà đầu tư. Trong tương lai, để được công nhận là thường trú nhân vĩnh viễn và tiến tới việc nhập quốc tịch, nhà đầu tư sẽ cần quan tâm hơn đến việc chọn dự án thỏa điều kiện của Chính phủ Mỹ, đảm bảo tính khả thi cũng như khả năng tạo việc làm.
- Chỉ có
11 đơn I-829 bị từ chối, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với
99% đơn I-829 được chấp thuận. Xét về mặt tích cực, điều này cho thấy mặc dù Chính phủ kiểm soát rất gắt gao việc xét duyệt đơn I-829 nhưng chỉ cần ứng viên đảm bảo đúng các tiêu chí đề ra, khả năng được công nhận là thường trú nhân vĩnh viễn rất cao.
- 4.049 đơn I-829 đang chờ xét duyệt, tính tới cuối năm tài chính 2015, gần gấp đôi con số 2.075 đơn của năm 2014.
- 14,4 tháng là thời gian xét duyệt hồ sơ trung bình của Sở Di trú Mỹ đối với đơn I-526; 15,4 tháng đối với hồ sơ I-829 và 11,6 tháng với đơn I-924.
- Mô hình Trung tâm vùng chỉ định dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 11/12/2015.
Đánh giá chung: Sự thật là hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngàn việc làm đã được tạo ra tại Mỹ thông qua chương trình EB-5 mà không tiêu tốn một khoản thuế nào của chính phủ. Liệu Quốc hội có thể nhìn vào những mặt tích cực này để gia hạn chương trình thay vì việc tranh luận nguồn vốn đi vào vùng đô thị hay nông thôn? Quốc hội nên gia hạn vĩnh viễn chương trình và tăng hạn mức visa EB-5 ngay từ bây giờ để tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại.
Tin tức liên quan: